Với hơn 25 triệu thiết bị đã bán ra, iPad đang thống trị thị trường máy tính bảng một cách ấn tượng. Câu hỏi lớn đặt ra ở đây là: Điều gì thôi thúc chúng ta mua những chiếc iPad?
Người dùng đang mua iPad theo cái cách khá trái ngược với logic thông thường, trái ngược với sự suy giảm của nền kinh tế, và thậm chí còn trái với các mô hình bán lẻ máy tính đã tồn tại trong nhiều năm qua. Sẽ rất khó để có thể cắt nghĩa tại sao các nhà sản xuất khác lại không thể tạo ra một sản phẩm gì đó hấp dẫn được như iPad, vì làm việc này cũng chẳng khác gì việc cố gắng giải thích tại sao người ta không thể làm ra thứ Coca-Cola tốt hơn.
Vậy điều gì thôi thúc chúng ta mua những chiếc iPad?
Còn nhớ từ khi chiếc máy tính Mac đầu tiên chạy trên dây chuyền sản xuất, triết lý của Apple đã hướng tới thay đổi để đưa trải nghiệm người dùng đến với mọi người. Cho dù công việc đặc thù của Apple là phát triển giao diệnmáy tính để bàn và chuột máy tính, nhưng Apple đã đi ra ngoài “lối mòn” của họ để làm cho máy tính cá nhân có thể tiếp cận tới đông đảo công chúng.
Tất nhiên, một phần của thiết kế riêng này liên quan đến việc che giấu hoặc ngụy trang gần như tất cả những thứ vốn làm cho một máy tính là một máy tính. Tập tin hệ thống được che dấu. Thiết bị đầu cuối dòng lệnh được cất trong thư mục Utilities. Trong thời đại trước khi có Internet, mọi người mua máy tính để hiểu và coi đó là phương tiện cho mục đích cụ thể, những hình ảnh đẹp của hệ điều hành Apple OS chỉ được xem như là một ảo ảnh không mong muốn và cũng chẳng cần thiết.
Ngày nay, thành công của iPad là dựa trên chính những gì mà những chiếc máy tính Mac thời kỳ đầu từng bị chỉ trích. Thực ra, nó vẫn chỉ là vỏ bọc bên ngoài của một chiếc máy tính thông thường. Sự khác biệt chẳng
qua là vì chính chúng ta đã thay đổi.
Người dùng máy tính bây giờ cũng chính là người dùng Internet, là người dùng email, là người dùng của một thế hệ hiện đại. Để tạo nên một chiếc máy tính cho thế hệ người dùng mới này, bạn không thể “đoán già đoán non” rằng chắc là người dùng có đủ kiên nhẫn hay khả năng để hiểu một đĩa điều khiển máy. Nếu so sánh, số lượng người quan tâm đến việc không thể truy cập vào được chiếc iPad của họ chắc chắn sẽ không thấm vào đâu so với số người sẽ cảm thấy thiếu thốn thế nào nếu ứng dụng Angry Birds đột ngột biến mất.
Dù có thích hay không thì vẫn phải thừa nhận rằng iPad là sản phẩm máy tính phổ biến nhất đã từng được sản xuất. Một loạt các MTB vẫn được sản xuất và dùng thử trong suốt năm qua, với những tuyên bố đầy tự hào về bộ xử lý lõi kép, về các tính năng tăng cường, về khả năng tương thích mạng 4G, và hỗ trợ ngoại vi giống như laptop. Nhiều loại MTB được xếp hạng rất thấp, nhưng cũng có những loại khá ấn tượng và được đánh giá là có thể trở thành sự thay thế cho iPad.
Thế nhưng người ta vẫn không mua chúng. Tại sao vậy?
Liệu có phải do kho ứng dụng của Apple? Do hiệu ứng halo của iPod? Nhờ vào thiết kế? Hay hỗ trợ kỹ thuật trên Apple Store? Hay là cách tiếp thị? Hay là vì giá cả?
Tất cả những khía cạnh này đều là thế mạnh của Apple, nhưng đó không phải là cốt lõi của vấn đề.
Lời giải thích có thể làm hài lòng duy nhất là nghĩ về iPad theo cái cách giống như với Facebook hay YouTube. Theo đó, có thể coi iPad là chỗ (chứ không phải là một công cụ) để chúng ta có thể “giết thì giờ” những lúc nhàn rỗi. iPad không còn là một máy tính, mà nó đem đến hy vọng cho người dùng rằng họ sẽ được giải trí, được kết nối xã hội, với những điều mới lạ, giống như khi họ lướt trên Facebook hay YouTube vậy.
Đây cũng là đòn chí mạng mà iPad có thể dùng để kết liễu những đối thủ. Những nỗ lực để cạnh tranh trong trường hợp này cũng chỉ là vô ích mà thôi, một khi họ đang trên đà phát triển.
Quan trọng hơn, iPad tạo dựng những kỳ vọng về khả năng kết nối với công nghệ cá nhân trong tương lai, như là một đích đến, chứ không phải là một công cụ.
Thế thì, liệu người ta còn có thể cạnh tranh với một công ty như Apple như thế nào đây? Liệu họ sẽ đánh bại công ty này thế nào khi Apple đang hốt bạc nhờ vào tầm quan trọng của trải nghiệm người dùng suốt từ năm 1984?
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
Post a Comment